Chứng thư giám mục Bá Đa Lộc gởi trưởng đoàn thám hiểm Côn Đảo nói gì?
Ngày 7.1, Công an TP.HCM cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bắt tạm giam đối với 5 bị can về tội mua bán người gồm: Nguyễn Thanh Cường (19 tuổi, ở Q.1), Trần Nhựt Minh (28 tuổi, ở Q.4), Võ Hải Đương (23 tuổi, ở Q.7), Bùi Thị Tâm Tuyền (29 tuổi, ở tỉnh Đắk Lắk), Huỳnh Thị Hoàng Quyên (27 tuổi, ở tỉnh An Giang).Trong thời gian qua, Công an TP.HCM đã nhận diện và chủ động triển khai các kế hoạch, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, tập trung đấu tranh hiệu quả với nhiều loại tội phạm, trong đó có tội phạm mua bán người. Trong năm 2024, Công an TP.HCM đã điều tra, khởi tố 4 vụ, 22 bị can liên quan hành vi mua bán người, giải cứu 54 người. Trước đó, tháng 8.2024, Công an TP.HCM triệt phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh núp bóng hoạt động cho/nhận con nuôi có liên quan đến 32 tỉnh, thành trên cả nước.Tháng 7.2024, Công an TP.HCM nhận được công điện của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia về việc đề nghị tổ chức tiếp nhận đưa 31 công dân Việt Nam đang bị tạm giữ tại Campuchia do vi phạm pháp luật (xuất nhập cảnh trái phép, lao động trái phép) và 5 công dân được cơ quan chức năng giải cứu, trong đó có công dân cư trú tại TP.HCM.Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) - Công an TP.HCM phối hợp Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, các cơ quan liên quan để tiếp nhận công dân và xác minh làm rõ có hay không các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hành vi đưa người ra nước ngoài trái phép. Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, có dấu hiệu nghi vấn hoạt động dụ dỗ, lôi kéo, cưỡng ép đưa người trong nước sang Campuchia làm việc tại các casino trá hình, công ty hoạt động lừa đảo qua mạng. Do đó đã tiếp tục triển khai xác minh, tập trung thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ dấu hiệu tội phạm mua bán người và các hành vi vi phạm pháp luật khác.PC01 khám xét khẩn cấp nhiều địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, đồ vật liên quan; xác minh, truy tìm, triệu tập 16 cá nhân có liên quan để đấu tranh làm rõ; tạm giữ 7 điện thoại, thiết bị điện tử có liên quan.Theo kết quả điều tra, tại Campuchia có các khu vực do người nước ngoài thuê và thành lập ra các trung tâm lừa đảo trực tuyến, “Casino trá hình”… với nhiều tên gọi “hai con voi”, “tam thái tử 1”, “tam thái tử 2”, “King Crow”, “osamat”, “titan”, “kimsa 1, 2, 3”, “kim tài 1, 2, 3”… (gọi tắt là các trung tâm).Các đối tượng này thuê người Việt Nam làm các công việc như: phiên dịch, phụ trách giao tiếp và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong đó có dụ dỗ khách nạp tiền vào các trò chơi trực tuyến để chiếm đoạt.Tại các trung tâm trên có các đại lý phụ trách tìm kiếm, dẫn dụ người từ Việt Nam sang Campuchia, cung cấp nguồn lao động bất hợp pháp cho các khu trung tâm. Giúp sức cho đại lý là các đối tượng đang sinh sống tại Việt Nam từng làm việc tại Campuchia hoặc biết được cách liên lạc với đại lý. Với thủ đoạn đưa ra thông tin gian dối như tuyển dụng lao động làm việc tại nước ngoài việc nhẹ, lương cao và nhiều thủ đoạn khác để dụ dỗ, lôi kéo, dẫn dắt các cá nhân trong nước sang Campuchia để nhận được tiền giới thiệu.Công an xác định 3 nghi phạm làm việc cho các đại lý để đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia gồm Nguyễn Thanh Cường, là người liên hệ trao đổi với các đối tượng ở Campuchia, Trần Nhựt Minh và Võ Hải Đương nhận nhiệm vụ tìm người có nhu cầu để dẫn dụ, ép buộc, đưa sang Campuchia.Đáng chú ý, lợi dụng việc nạn nhân nợ tiền, không có khả năng chi trả, các đối tượng đã có hành vi đánh đập, đe dọa, ép buộc nạn nhân phải xuất cảnh trái phép sang Campuchia và bán cho đại lý.Tháng 8.2024, PC01 đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, tạm giam đối với Nguyễn Thanh Cường, Trần Nhựt Minh và Võ Hải Đương về tội mua bán người, đồng thời tập trung mở rộng điều tra, xác minh truy bắt các đối tượng liên quan.Mở rộng điều tra, xác định Bùi Thị Tâm Tuyền và một đối tượng nữ sinh sống tại Campuchia, thường xuyên qua lại giữa Việt Nam và Campuchia để chọn, dẫn dụ các nạn nhân đưa sang Campuchia lao động trái phép tại các trung tâm lừa đảo.Giữa tháng 9.2024, công an khởi tố, bắt tạm giam Bùi Thị Tâm Tuyền và Huỳnh Thị Hoàng Quyên về tội mua bán người. Theo PC01, các lao động Việt Nam sau khi bị bán sẽ bị nhốt tại trụ sở công ty, xung quanh có hàng rào thép và người canh gác 24/24. Bị ép làm việc liên tục, nếu không làm đủ doanh số sẽ bị các quản lý đánh đập, tra tấn, bỏ đói, chích điện và bán sang các công ty khác.Ngoài ra để lôi kéo người lao động, các đại lý đưa ra lợi ích là 300 USD tiền giới thiệu cho mỗi người dụ dỗ được. Nhiều người ban đầu là nạn nhân sau đó đã trở thành chân rết của đường dây, tìm con mồi để đưa sang Campuchia, hưởng lợi 300 USD/người.Hiện Công an TP.HCM tiếp tục điều tra các hành vi còn lại như cho vay lãi nặng, xuất nhập cảnh trái phép, bắt giữ người trái pháp luật.Để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, cân nhắc thật kỹ trước những lời mời gọi "việc nhẹ, lương cao" để tự bảo vệ chính mình.Điểm dừng xe buýt bị lấn chiếm
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.
Đào tạo nhân lực để chuyển đổi số hiệu quả
Hãng TASS ngày 8.3 dẫn lời ông Ken Bowersox, quan chức phụ trách các chuyến bay có người tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay Mỹ dự kiến sử dụng một cơ sở nghiên cứu mới trước thời điểm Trạm không gian quốc tế (ISS) ngưng hoạt động trong 5 năm tới."Chúng tôi muốn có một trạm khác tại chỗ để có thể tiếp tục công việc của mình ở quỹ đạo thấp của trái đất", ông trả lời báo giới, nhưng chưa nêu cụ thể.Thông tin được đưa ra khi ông trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tỉ phú Elon Musk, nhà sáng lập hãng SpaceX và hiện phụ trách Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ, về việc đưa ISS khỏi quỹ đạo và tập trung vào sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa."Hiện tại, chúng tôi đang hành động hoàn toàn theo hướng dẫn chính sách mà chúng tôi đã đưa ra, và điều đó nghĩa là chúng tôi bay trên ISS đến năm 2030. Đó là điều mà chúng tôi đã đàm phán với tất cả các đối tác quốc tế của mình", theo ông Bowersox.Quan chức này nói thêm rằng phía đối tác Nga vẫn chưa đồng ý kéo dài công việc tại ISS sau năm 2028.Theo ông, công việc ở quỹ đạo tầm thấp góp phần rất lớn vào khả năng giúp nhân loại vươn xa đến mặt trăng và sao Hỏa. "Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy rằng loài người sẽ tiếp tục hoạt động ở quỹ đạo tầm thấp trong một thời gian dài sắp tới, và tôi nghĩ điều này sẽ giúp chúng ta đẩy nhanh khả năng đi tới sao Hỏa", ông phát biểu.Trước đó hôm 20.2, tỉ phú Musk viết trên mạng xã hội X rằng "đã đến lúc bắt đầu chuẩn bị" cho việc đưa ISS khỏi quỹ đạo vì trạm không gian này đã hoàn thành nhiệm vụ và rất ít sử dụng. ISS bắt đầu hoạt động trên quỹ đạo từ ngày 20.11.1998 với trọng lượng khoảng 435 tấn và có thể đạt đến 470 tấn nếu ghép với các tàu không gian. Các bên tham gia dự án gồm Canada, Mỹ, Nga, Nhật Bản và 10 nước thuộc Cơ quan Không gian châu Âu gồm Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ý.Vào tháng 11.2022, CEO Yury Borisov của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) cho biết việc Nga tiếp tục tham gia vào dự án trên sẽ tùy thuộc vào tình trạng kỹ thuật tại khu vực của Nga, ngày Nga đưa trạm không gian của riêng mình lên quỹ đạo và các yếu tố khác.Đến nay, Nga chính thức công bố kế hoạch tiếp tục tham gia dự án ISS đến năm 2028. Vào đầu tháng 12.2024, ông Borisov nói rằng kế hoạch của Nga sẽ phối hợp với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn New York tiếp tục tăng mạnh 114,4 USD lên tới 5.220 USD/tấn, đạt mức cao nhất 18 tháng qua, kể từ tháng 10.2022. Các kỳ hạn còn lại cũng tăng từ 34 - 38,5 USD/tấn.
Mô phỏng để răn đe
Từ 1.1.2025, Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, tình hình giao thông trên cả nước được nhận xét có chuyển biến tích cực, người dân chấp hành luật kể cả khi không có CSGT. Cơ quan chức năng cũng ra mắt ứng dụng để người dân tra cứu phạt nguội, đồng thời gửi thông tin xe vi phạm giao thông đến CSGT. Tuy nhiên, mấy ngày qua, mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng về thông tin xóa lỗi phạt nguội. Cụ thể, tài khoản Thành Long viết: "Tin vui cuối năm các bác ơi! Những lỗi phạt nguội từ 2022 trở về trước đã được xóa". Phía dưới bài đăng, một số người vào chúc mừng, còn khẳng định thêm lỗi phạt nguội sau 1 năm không ra được quyết định xử phạt (người nhận thông báo vi phạm qua hình ảnh không đến phối hợp xác minh) thì lỗi vi phạm được xóa.Một số người khác nhắc nhở chủ bài đăng cẩn thận bị phạt 7,5 triệu đồng, đề nghị không đăng tin tào lao.Trên nhóm khác, tài khoản Hùng O. cũng viết: "Tin vui cuối năm. Những lỗi phạt nguội mà từ 2022 về trước đều đã được xóa khỏi hệ thống. Trước đây có những xe đi đăng kiểm bình thường nhưng đi sang tên thì lòi ra phạt nguội từ vài năm trước đây thì nay được chính thức xóa. Đúng là tin vui". Để chứng minh lỗi phạt nguội được xóa, người này đăng ảnh chụp màn hình tra cứu lỗi qua hình ảnh trước đó và hiện tại.Gần đây nhất, tài khoản Nguyễn Văn D. đăng trên nhóm về giao thông: "Mấy ngày trước tết tra phạt nguội mấy lỗi cũ thấy xóa hết rồi. Giờ ăn tết xong tra thấy còn nguyên là sao các bác nhỉ?". Nhiều người vào bình luận hài hước: "Cho bác ăn tết vui đó".Trao đổi với PV, đại diện Cục CSGT khẳng định: "Không có chuyện tất cả lỗi phạt nguội từ năm 2022 đổ về trước được xóa phạt nguội". Theo CSGT, thời điểm trước tết, nhiều người cùng tra cứu phạt nguội nên có thể hệ thống bị quá tải, không hiển thị đầy đủ các lỗi vi phạm của giai đoạn từ năm 2022 trở về trước. Hiện nay, hệ thống đã tra cứu phạt nguội đã ổn định, người dân có thể tra bình thường. Về nguyên tắc, nếu chưa nộp phạt thì lỗi vi phạm qua hình ảnh trên hệ thống không thể tự xóa.Lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM khuyến cáo người dân chấp hành nghiêm luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Khi nhận được thông báo vi phạm giao thông đường bộ, thì đến trụ sở đơn vị CSGT gửi thông báo vi phạm hoặc như hướng dẫn trên thông báo vi phạm để phối hợp giải quyết hoặc thực hiện nộp phạt trực tuyến.Trước đó, CSGT TP.HCM cũng thông tin người dân cần cảnh giác trước thủ đoạn giả danh CSGT TP.HCM gọi điện thoại báo phạt nguội để chiếm đoạt tài sản. Người dân TP.HCM cần lưu ý, tất cả trường hợp bị phạt nguội liên quan đến giao thông thì đều có thông báo vi phạm của cơ quan chức năng đến chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện.Khi nhận được giấy thông báo vi phạm của cơ quan chức năng, đến ngày hẹn, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện mang đầy đủ giấy tờ cần thiết lên trụ sở công an để làm việc.